Hệ thống PCCC vòng trong, vòng ngoài là gì?

Hệ thống PCCC vòng trong, vòng ngoài là gì?

chủ nhật, 11 Th08, 2024

Thông thường một hệ thống PCCC kho xưởng công nghiệp nói chung thường được mô tả gồm hệ thống PCCC vòng trong và vòng ngoài. 

 Minh họa bố trí đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
 Minh họa bố trí đường ống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Trong đó, hệ thống vòng ngoài là hệ thống bên ngoài kho xưởng và liên quan đến hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp như hệ thống trụ nước, bể nước PCCC, bơm nước PCCC, giao thông nội khu… 

Hệ thống vòng trong liên quan đến cơ sở hạ tầng bên trong nhà xưởng như bình chữa cháy, bóng chữa cháy, thiết bị báo cháy/báo khói, hệ thống hút khói, hệ thống sprinkler chữa cháy tự động, hệ thống hướng dẫn thoát hiểm…

 


I. HỆ THỐNG PCCC VÒNG NGOÀI
Theo Điều 10 Nghị Định 136/2020/NĐ-CP, khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch phải bảo đảm các nội dung về PCCC sau:

Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm đến tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
Phải có nguồn nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
Bố trí địa điểm xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng.
Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Tiếp theo, các KCN phải trang bị các thiết bị PCCC ngoài trời như trụ chữa cháy ngoài trời, trụ tiếp nước cho xe chữa cháy, bình chữa cháy, hộp đựng thiết bị chữa cháy, cuộn vòi chữa cháy, lăng chun chữa cháy.

Ngoài ra, về phương tiện chữa cháy cơ giới và mặt nạ phòng độc cách ly, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cần trang bị như sau:

Ngoài ra, về phương tiện chữa cháy cơ giới và mặt nạ phòng độc cách ly, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cần trang bị như sau:

 


II. HỆ THỐNG PCCC VÒNG TRONG
Hệ thống PCCC vòng trong sẽ bao gồm: hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Trong đó tại các KCN, hệ thống chữa cháy phổ biến nhất được áp dụng là hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và hệ thống hút khói.

 Minh họa ví dụ hệ thống PCCC vòng trong
 Minh họa ví dụ hệ thống PCCC vòng trong

1. Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy là hệ thống giúp phát hiện khi có đám cháy bùng phát và báo động cho công nhân KCN cũng như lực lượng báo cháy. Hệ thống báo cháy được sử dụng phổ biến trong các KCN ngày nay là hệ thống báo cháy tự động, gồm 3 phần chính:

  • Trung tâm báo cháy: gồm ác quy, bộ nguồn và bo mạch xử lý

  • Thiết bị đầu vào: gồm công tắc khẩn và đầu báo

  • Thiết bị đầu ra: gồm đèn báo, chuông báo và bảng hiển thị phụ


2. Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy vách tường cho nhà xưởng là hệ thống chữa cháy mà các đường ống và thiết bị được lắp đặt sát với vách tưởng, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy. Hệ thống sử dụng nước để chữa cháy bao gồm trạm bơm cung cấp nước chữa cháy được kết nối với hệ thống họng lấy nước vách tường. Khi xảy ra sự cố cháy thì chỉ cần mở van chặn, ngay lập tức dòng nước áp lực cao sẽ phun ra chữa cháy. Lúc đó áp lực của nước sẽ giảm, hệ thống bơm nước sẽ tự động làm việc để cung cấp nước chữa cháy.

Các thành phần cơ bản của một hệ thống chữa cháy vách thường gồm:

  • Hệ thống máy bơm chữa cháy dự phòng, chạy điện và bơm tăng áp

  • Tủ điện điều khiển máy bơm chữa cháy chạy điện

  • Bình áp lực cao, đồng hồ đo áp lực, rơ le áp lực

  • Hệ thống đổi dòng và van báo động

  • Hệ thống van chặn, van hút xả, van một chiều

  • Hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy

  • Họng lấy nước chữa cháy vách tường

    Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy vách tường: Để đảm bảo trong điều kiện bình thường áp lực nước không đổi thì các bơm sẽ được điều khiển bằng một trung tâm tự động. Khi áp lực giảm dần, bơm bù áp sẽ tự động làm việc để cung cấp nước cho đường ống để bù cho lượng áp suất vừa mất. Trong trường hợp áp lực nước bị giảm đột ngột do đầu phun đã mở, bơm chính sẽ hoạt động để cung cấp nước chữa cháy và tín hiệu sẽ truyền cho trung tâm báo động cũng như các thiết bị báo động khác ngay cùng một thời điểm.

     

3. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là hệ thống chữa cháy được sử dụng vòi xả kín (đầu phun Sprinkler) luôn để ở chế độ thường trực 24/24. Khi có sự cố nơi xảy ra nhiệt độ tăng lên một giá trị nhất định sẽ làm cho đầu phun Sprinkler hoạt động và cảm biến nhiệt sẽ bị vỡ và hệ thống sẽ hoạt động. Vì vậy hệ thống sprinkler chỉ có khả năng chữa cháy theo điểm (chữa cháy cục bộ) trên một diện tích bảo vệ nhất định.

Các thành phần của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:

  • Trung tâm điều khiển: có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các thiết bị như: công tác áp lực, công tác dòng chảy, tủ trung tâm báo cháy tự động hoặc các van tín hiệu; điều khiển máy nén khí, máy bơm chữa cháy và các thiết bị chữa cháy khác được đấu nối với hệ thống điều khiển từ tủ trung tâm.

  • Đầu phun tự động Sprinkler: trên đầu phun Sprinkler được thiết kế cảm biến nhiệt khi nhiệt độ tăng nhất định cảm biến vỡ ra sẽ nhường chỗ cho nước chữa cháy phun ra. Đầu phun Sprinkler được gắn kết nối với các hệ thống đường ống nhánh đi ra từ các đường ống chính dẫn nước ra luôn thường trực.

  • Cụm máy bơm chữa cháy: Cụm máy bơm chữa cháy sẽ hoạt động khi đầu phun Sprinkler hoạt động.

  • Các cụm van, công tác dòng chảy, công tắc áp lực: trung gian truyền tín hiệu về trung tâm điều khiển khi đầu phun Sprinkler hoạt động

  • Hệ thống đường ống chính và đường ống nhánh dẫn nước.

  • Các thiết bị phụ kèm theo khi lắp hệ thống như: giá đỡ đầu phun, nắp che đầu phun, bình tích áp duy trì áp cho bơm bù áp.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy Sprinkler: Hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, bình thường trong mạng đường ống luôn được duy trì trong một áp lực làm việc nhất định, áp lực này có được là do bơm bù tạo ra. Do điều kiện khách quan, luôn luôn có sự thất thoát nước từ mạng đường ống về nguồn cấp nước do độ kín của các van. Khi đó áp lực trong hệ thống sẽ giảm chậm đến giá trị ngưỡng áp lực khởi động của công tắc áp lực điều khiển bơm bù làm việc tạo tín hiệu điện truyền về tủ trung tâm điều khiển, trung tâm điều khiển sẽ điều khiển các rơle cấp điện cho bơm bù hoạt động bù vào lượng nước bị hao hụt trên đường ống, đồng thời tạo ra tín hiệu báo chế độ làm việc của bơm bù. Khi áp suất trong đường ống cứu hỏa đạt đến giá trị áp lực làm việc ban đầu, công tắc áp lực đạt ngưỡng ngắt, tạo tín hiệu điện truyền về trung tâm điều khiển và qua các rơ le sẽ cắt nguồn điện cung cấp cho bơm bù, bơm bù tự ngắt.

 

4. Hệ thống hút khói
Hệ thống hút khói PCCC kho xưởng được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận với từng chức năng nhiệm vụ cụ thể:

  • Quạt hút gió: Thực hiện hoạt động hút khói ra khỏi hành lang, cửa thoát hiểm và quạt hút gió thường được đặt trên tầng mái.

  • Hệ thống đường ống dẫn gió: Dẫn khói đi ra ngoài. Đường ống này được lắp đặt theo trục thẳng đứng, nối trực tiếp với quạt hút gió từ trên mái xuống sảnh hoặc tầng 1 của công trình. Với tòa nhà cao tầng thì tại từng khu vực hành lang của các tầng trong tòa nhà cũng sẽ có hệ thống đường ống dẫn gió được kết nối với đường ống dẫn gió trục đứng chính.

  • Miệng hút khói: Thực hiện chức năng hút khói ra khỏi hành lang khi có hỏa hoạn xảy ra, được lắp đặt tại từng đường ống dẫn gió ở các khu vực hành lang từng tầng.

  • Van chặn lửa và van gió một chiều: Tạo gió để khói đi theo chiều đã được tính toán sẵn. Các van này sẽ được lắp đặt ở trên các đường ống dẫn gió hành lang tại vị trí kết nối với đường ống dẫn gió trục đứng.

  • Tủ cấp nguồn: Tủ cấp nguồn điện ổn định cho quạt hút gió ở tầng mái.

  • Tủ điều khiển sẽ được sử dụng cho hệ thống hút khói, chúng có các nút BẬT và TẮT để điều khiển van chặn lửa hoạt động ở từng tầng.


Công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các kho xưởng và KCN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các chủ đầu tư, vừa để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của doanh nghiệp, vừa tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư. Hiện nay, hầu hết các thủ tục để đưa công trình kho xưởng đi vào sử dụng đều phải phụ thuộc vào việc hoàn thiện thủ tục liên quan đến PCCC.

Thông tin khác